Những điều cần biết trước khi bốc mộ để gia đình bình an, hương thịnh !!!

5/5 - (1 bình chọn)

Những điều cần biết trước khi bốc mộ và các nghi thức thủ tục cải táng mộ phần đang là vấn đề băn khoăn và đáng lo ngại của nhiều gia đình, đặc biệt vào dịp cuối năm này. Quá trình này không chỉ là hành động di chuyển hài cốt mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, giúp người đã khuất được an nghỉ.

Phong tục bốc mộ là gì?

Phong tục bốc mộ của người Việt
Phong tục bốc mộ của người Việt

Phong tục bốc mộ, hay còn được biết tới là lễ cải táng, là một nghi lễ truyền thống trong văn hoá Việt, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với những người đã khuất. Thông thường, lễ bốc mộ được thực hiện sau khoảng 3 năm kể từ khi người mất được chôn cất, đây cũng là thời điểm mà phần thân thể chỉ còn lại xương cốt. Phần xương cốt này được lấy ra khỏi quan tài, rồi vệ sinh sạch sẽ xếp lại vào trong tiểu quách và chôn lại tại một phần mộ mới được xây bằng gạch hoặc đá vững chắc.

Cải táng bốc mộ không chỉ đơn thuần là việc “thay áo mới” cho người đã khuất, mà còn là cách để thể hiện lòng thành kính, mang lại niềm tin rằng người đã khuất sẽ được an nghỉ, siêu thoát và tiếp tục phù hộ con cháu. Phong tục bốc mộ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn gắn kết các thế hệ trong gia đình, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Xem thêm: Bàn thờ chung với phòng khách có được không? 

Khi nào nên và không nên bốc mộ?

Tiến hành bốc mộ sang cát
Tiến hành bốc mộ sang cát

Bốc mộ được xem là cách để đưa linh hồn người đã khuất về gần hơn với con cháu, thể hiện lòng biết ơn và mong cầu tổ tiên phù hộ cho gia đình. Tuy nhiên, việc bốc mộ cần được thực hiện vào thời điểm thích hợp để đảm bảo sự tôn nghiêm và mang ý nghĩa tâm linh. Dưới đây sẽ là những điều cần biết trước khi bốc mộ:

2.1 Khi nào nên bốc mộ?

Khi nào nên thực hiện bốc mộ?
Khi nào nên thực hiện bốc mộ?

Thường thời gian bốc mộ, cải táng nên thực hiện vào thời điểm khoảng sau 3 năm kể từ khi người mất được chôn cất. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài từ 4 đến 7 năm phụ thuộc vào điều kiện môi trường và sự phân huỷ của cơ thể.

Thời điểm thích hợp nhất để bốc mộ từ cuối mùa thu và trước ngày đông chí (tầm từ tháng 9 đến tháng 11), khi thời tiết mát mẻ và khô ráo. Nên chọn ngày theo tuổi của người đã khuất và trưởng nam trong gia đình, tránh các ngày xung khắc như Lục xung, lục hình. Những ngày được ưu tiên để thực hiện việc bốc mộ là Tam hợp, Lục hợp, Chi Đức.

Sau khi chọn người ngày bốc mộ, cũng phải chọn giờ bốc mộ, và quan trọng nghi thức phải được thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi không có ánh sáng mặt trời, tránh cho việc xương cốt gặp ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như mộ phần bị nứt vỡ hoặc sụt xuống thì cần phải thực hiện bốc mộ và cải táng ngay lập tức. Bởi lẽ đây là những dấu hiệu không tốt, ảnh hưởng tới sự an yên, yên nghỉ của người đã khuất.

Xem thêm: Bàn thờ chung cư mấy bát hương

2.2 Khi nào không nên bốc mộ?

Không nên bốc mộ khi ngôi mộ là mộ kết
Không nên bốc mộ khi ngôi mộ là mộ kết

Việc bốc mộ là một nghi lễ tâm linh quan trọng trong văn hoá Việt, nhưng không phải lúc nào cũng nên thực hiện. Có những thời điểm và điều kiện mà gia đình cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định bốc mộ, để tránh gặp nhiều tai hoạ, rắc rối trong cuộc sống gia đình về sau.

  • Không nên bốc mộ khi ngôi mộ là mộ kết.
  • Không nên bốc mộ khi có rắn vàng xuất hiện trong quá trình đào đất quanh mộ.
  • Không nên bốc mộ khi có dây tơ hồng quấn quanh khi mở nắp quan tài.
  • Không nên bốc mộ vào những ngày có xung khắc với tuổi của người đã khuất và trưởng nam trong gia đình.
  • Không nên bốc mộ vào ngày mưa bão, thời tiết khắc nghiệt.
  • Không nên bốc mộ khi chưa chuẩn bị đầy đủ.

Cách xem tuổi bốc mộ

Những điều cần biết trước khi bốc mộ quan trọng nhất là cách xem tuổi bốc mộ, để đảm bảo được rằng thủ tục này diễn ra vào thời điểm thuận lợi và mang lại may mắn cho gia đình. Dưới đây là một số bước cơ bản để xem tuổi bốc mộ:

  • Xác định tuổi của người đã khuất : cần biết năm sinh và năm mất của người đã khuất, sử dụng lịch âm để tính tuổi âm lịch. Ví dụ nếu người đã khuất sinh năm 1970 và mất năm 2020, thì vào năm 2023, họ sẽ được 54 tuổi theo âm lịch (2023 – 1970 + 1)
  • Xem tuổi người đại diện : người đại diện trong gia đình sẽ là trưởng nam hoặc người có trách nhiệm trong gia đình. Cần xem tuổi của người này để đảm bảo không xung khắc với tuổi người đã khuất.
  • Tra cứu lịch âm : sử dụng lịch âm để xác định ngày tốt, ngày xấu trong tháng.
  • Mời thầy phong thuỷ : nếu không tự tin trong việc xem tuổi, gia đình có thể mời thầy phong thuỷ hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Quy trình thực hiện thủ tục bốc mộ

Quy trình thực hiện thủ tục bốc mộ
Quy trình thực hiện thủ tục bốc mộ

Những điều cần biết trước khi bốc mộ và quy trình thực hiện bốc mộ cần phải cẩn thận để thể hiện lòng thành kính, không ảnh hưởng đến những vấn đề tâm linh.

Kiểm tra lại mộ phần và lựa chọn vị trí để đặt mộ

  • Kiểm tra mộ phần xem đã đủ thời gian cải táng, hay xem mộ có kết hay trung không.
  • Chọn ngày, giờ để tiến hành cải táng.
  • Lựa chọn vị trí và hướng của Huyệt mới.

Chuẩn bị lễ vật cúng

Đồ cúng cần phải phù hợp với các bước lễ. Bao gồm:

  • 1 bộ đồ Quan Thần Linh.
  • Ngựa giấy.
  • 1000 vàng hoa đỏ, tiền giấy.
  • Trầu cau.
  • Thuốc.
  • Rượu.
  • Muối, gạo.
  • Đèn, nến.
  • Gà trống luộc nguyên con.
  • Xôi.
  • Thịt lợn luộc.
  • Vật liệu cho việc sang mộ…

Cúng thổ công
Cúng thổ công hay lễ trình quan thần linh sở tại là một thủ tục không thể bỏ qua khi thực hiện quy trình bốc mộ. Mục đích của việc cúng này là để xin phép các vị thần linh canh giữ mộ – Thổ công, xin phép cho con cháu được tác động đến mộ.

Tiến hành bốc mộ 

Quy trình bốc mộ sẽ được diễn ra như sau:

  • Trước khi mở nắp quan tài, người trong gia đình phải đổ ít rượu lên trên áo quan để xua đuổi âm khí.
  • Sau đó sẽ mở nắp quan tài để lấy hài cốt ra, hài cốt sẽ được rửa sạch lau khô và đặt vào Quách.
  • Cuối cùng, di chuyển Quách đến vị trí mới để tiến hành chôn cất.

Lễ tạ mộ

Khi thực hiện xong quy trình bốc mộ, người thân của người đã mất sẽ cần làm lễ tạ mộ để bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần linh cho phép gia đình bốc mộ và cầu xin thần linh phù hộ nơi mộ phần mới.

Lễ tạ mộ sẽ bao gồm các phần:

  • Phần kính lạy quan thần thổ địa, các vị thần linh…
  • Phần tiết chủ
  • Nêu lý do tạ mộ
  • Phần cầu phúc
  • Phần tạ mộ

Văn khấn bốc mộ

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần )

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật! ( 3 lần )

Những ai không nên tham gia bốc mộ?

Những người không nên tham gia bốc mộ, bao gồm:

  • Những người có thai : điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
  • Người đang trong thời gian tang lễ : những người đã chịu tang hoặc có người thân mới qua đời nên tránh tham gia để không tăng thêm nỗi buồn.
  • Người có sức khỏe yếu : dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường.
  • Người có tâm lý không ổn định : sẽ gây cảm giác sợ hãi, lo lắng.

Bốc mộ nên diễn ra vào khoảng thời gian nào?

Bốc mộ nên diễn ra sau khoảng 3 đến 7 năm kể từ khi người đã khuất được chôn cất, tuỳ thuộc vào phong tục và điều kiện của môi trường. Bốc mộ nên diễn ra vào mùa thu hoặc đầu đông, từ tháng 9 đến tháng 11, khi thời tiết khô ráo.

Những điều cần biết trước khi bốc mộ rất quan trọng để đảm bảo nghi lễ diễn ra trang trọng và tôn nghiêm. Việc kiểm tra cũng như lựa chọn ngày giờ tốt và chuẩn bị lễ vật cúng bái đầy đủ sẽ thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn sâu sắc đối với những người đã khuất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *