Men rạn Bát Tràng, một sản phẩm độc đáo của làng nghề gốm Bát Tràng, không chỉ thu hút người nhìn bởi vẻ đẹp mà còn bởi những vết rạn tự nhiên, mang ý nghĩa sâu sắc về thời gian và lịch sử. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và nghệ thuật, men rạn đã trở thành biểu tượng của giá trị văn hóa và tâm hồn Việt Nam.
Nguồn gốc của men rạn Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng ra đời từ thế kỷ 14 đã trải qua nhiều thăng trầm, nhưng vẫn giữ vững được những kỹ thuật truyền thống trong sản xuất gốm sứ. Men rạn, với bề mặt gốm được phủ lớp men đặc trưng, tạo ra những vết rạn tự nhiên, được coi là dấu ấn thời gian. Những vết rạn này không chỉ làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ mà còn cho thấy sự khéo léo và tâm huyết của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.
“Nhất xương, nhì da, thứ ba đến lửa” là câu nói rất quen thuộc của những người am hiểu gốm sứ. Để tạo nên men rạn hoàn hảo đòi hỏi người làm phải hiểu được quá trình công phu và phức tạp này.
- Xương gốm (phần tạo hình): làm từ đất sét xanh, cát già và giả đất (bã khi lọc men) theo tỉ lệ lần lượt là 10-4-3.
- Da gốm (phần trang trí): men rạn được chế từ tro trấu, tro củi quế. Lường và đất sét theo tỉ lệ 10/12.
- Nhiệt độ nung: sao khi tạo thành xương gốm và da gốm, sản phẩm sẽ được nung ở nhiệt độ 1000 độ C. Sau đó, đồ men rạn được lấy ra khỏi lò khi còn ấm, thợ làm gốm xoa một lớp mực len lõi vào trong các khe rạn tận xương gốm làm cho các vết rạn nổi hơn hẳn.
Công đoạn khó khăn nhất trong quá trình làm men rạn chính là làm sao có các màu men không hòa lẫn vào nhau và không có khoảng trống giữa các màu men.
Trước đây việc sử dụng đồ thờ bằng đồng, gỗ và gốm sứ trắng xanh khá phổ biến. Men rạn chỉ mới được phục chế (trước đó là thất truyền hoàn toàn) trong khoảng 15 năm trở lại đây nên việc hoài nghi là điều không thể tránh khỏi.
Đặc điểm của men rạn Bát Tràng
- Mỗi món đồ thờ đều có đường nét rạn hình tam giác, tứ giác, ngũ giác…do được nung 1300 độ C. Những nét rạn được hình thành một cách tự nhiên nhất và khả năng trùng lặp là điều không thể xảy ra khi quan sát kỹ.
- Màu men được phủ trên nền đắp nổi, tất cả được làm hoàn toàn bằng thủ công bởi đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân lành nghề nhất của Bát Tràng sẽ cho độ đậm nhạt khác nhau. Điểm đặc biệt là vẫn đảm bảo nước men bóng, bền, không bị phai màu theo thời gian,
Men rạn Bát Tràng hội tụ và cân bằng Ngũ hành
Trong phong thủy quan trọng nhất là mệnh: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Men rạn hội tụ đầy đủ các yếu tố ngũ hành kể trên:
- Kim: tạo nên lò nung gốm.
- Mộc: từ tro trấu trong men.
- Thủy: trong công nhào nặn, vẽ họa tiết trang trí.
- Hỏa: nhiệt độ cao trong lò nung.
- Thổ: chất đất, chất men biểu trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.
Ý nghĩa của những vết rạn
Những vết rạn trên men rạn Bát Tràng không phải là những khuyết điểm mà nó là dấu ấn mang tính biểu tượng. Chúng tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên cường của con người và nền văn hóa Việt Nam, thể hiện một hành trình dài của nghệ thuật gốm sứ qua nhiều năm thăng trầm lịch sử. Mỗi sản phẩm tạo nên không chỉ là một vật trang trí hay đồ thờ cúng mà đó còn là cả một câu chuyện, một di sản văn hóa quý giá..
Trong bối cảnh hiện đại, men rạn Bát Tràng đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các nghệ nhân không ngừng sáng tạo, làm mới những mẫu mã, kiểu dáng nhưng vẫn giữ vững được giá trị truyền thống. Việc bảo tồn và phát huy nghề gốm truyền thống sẽ giúp men rạn Bát Tràng tiếp tục ghi dấu ấn trong lòng khách hàng và trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa Việt Nam.
Men rạn Bát Tràng không chỉ là một sản phẩm gốm sứ thông thường mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm tính truyền thống. Với những vết rạn như dấu ấn thời gian, sản phẩm này nhắc nhở chúng ta về giá trị của lịch sử, văn hóa và nghệ thuật gốm sứ Việt Nam.