Hướng dẫn chi tiết cách bao sái dọn dẹp ban thờ đón Tết!!!

5/5 - (4 bình chọn)

Bao sái dọn dẹp bàn thờ đón Tết như một nghi thức truyền thống của người Việt, thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên. Việc này không chỉ giúp không gian thờ cúng trở nên sạch sẽ, trang nghiêm mà còn đem lại may mắn cho gia đình trong năm mới.

Bao sái là gì?

Bao sái bàn thờ trước dịp Tết Nguyên Đán 
Bao sái bàn thờ trước dịp Tết Nguyên Đán

Bao sái bàn thờ là một nghi thức truyền thống trong văn hoá thờ cúng của người Việt, thường sẽ được thực hiện trước dịp Tết Nguyên Đán. Nghi thức này bao gồm việc dọn dẹp, làm sạch bàn thờ, tỉa chân nhang và sắp xếp bày trí đồ thờ cúng để thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh.

Mục đích của việc bao sái bàn thờ không chỉ để giữ cho không gian thờ cúng sạch sẽ, trang nghiêm mà còn là cách để mong cầu may mắn, bình an cho gia đình vào năm mới. Việc lau dọn bàn thờ có thể diễn ra quanh năm nhưng những ngày cuối năm lại đòi hỏi sự chu đáo, tỉ mỉ hơn cả. Thông thường, việc bao sái bàn thờ sẽ được thực hiện vào những ngày cuối năm, thường là vào ngày cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

Xem thêm: Tư vấn chọn hướng bàn thờ phong thủy Canh Ngọ phát tài phát lộc!!!

Các bước bao sái dọn dẹp bàn thờ

Bao sái bàn thờ thể hiện lòng thành kính
Bao sái bàn thờ thể hiện lòng thành kính

Bao sái dọn dẹp bàn thờ không chỉ là một nghi thức dọn dẹp mà còn là cách thể hiện lòng thành kính, mong cầu cho một năm mới an lành. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước bao sái dọn dẹp bàn thờ:

Chuẩn bị dụng cụ : 

  • Khăn lau : sử dụng khăn lau mới chưa qua sử dụng, nên chọn màu trang nhã.
  • Nước lau : chuẩn bị nước ngũ vị hương và rượu đã ngâm gừng. Nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại, trong đó quế khô và hồi khô là 2 vị cần có, có thể kèm thêm các loại lá thơm, tuỳ từng mùa.
  • Bàn : cần chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ, đặt tấm vải đỏ để đặt bài vị, ngai thờ gia tiên
  • Chậu nhỏ : dùng để đựng nước đồ thờ cúng trong quá trình dọn dẹp.
  • Đồ lễ : chuẩn bị hoa tươi, hoa quả, bánh kẹo để thắp hương mời tổ tiên.

Thắp hương xin phép : 

Trước khi bắt đầu bao sái bàn thờ, gia chủ nên thắp nén hương và khấn xin phép tổ tiên, thần linh. Khi thắp hương xin phép nên sử dụng lời lẽ chân thành, thể hiện lòng thành kính.

Tiến hàng bao sái dọn dẹp bàn thờ 

Khi đã chọn được thời gian thích hợp để thực hiện bao sái dọn dẹp bàn thờ, gia chủ tiến hành thực hiện việc lau dọn.

  • Bước 1 : Lau nhẹ nhàng bát hương, dùng 1 tay để giữ và không được làm xê dịch bát hương.
  • Bước 2 : Nhẹ nhàng rút tỉa từng chân nhang theo chiều ngược kim đồng hồ. Rút cho đến khi trong bát hương còn lại 2 hoặc 5 nhang. Nếu phần tro quá đầy có thể dùng thìa múc bớt ra sau đó vun lại cho gọn gàng.
  • Bước 3 : Dùng khăn lau sạch các đồ thờ cúng như bình hoa, mâm bồng, đĩa,… các vật phẩm thờ cúng khác.
  • Bước 4 : Tiếp theo là dùng khăn ẩm lau sạch mặt bàn thờ và các đồ kệ xung quanh, đảm bảo rằng không để lại bụi bẩn hay dấu vết. Sau khi lau dọn xong xuôi, xếp lại đồ thờ đảm bảo theo đúng vị trí.

Thắp hương mời tổ tiên

Sau khi hoàn tất việc dọn dẹp, thắp hương và khấn mời tổ tiên trở về. Gia chủ có thể nói những lời cầu nguyện, mong muốn sức khoẻ, bình an và may mắn cho gia đình trong năm mới.

Văn khấn bao sái ban thờ

Văn khấn bao sái bàn thờ
Văn khấn bao sái bàn thờ

Con Nam Mô A Di Đà Phật! ( 3 lần )

Tín chủ tên là: ………………………

Cư ngụ tại địa chỉ : ……………………………

Hôm nay ngày … tháng … năm … xét thấy bản thân mình chưa đủ chu toàn nên để hương án bị bụi, tín chủ con xin thành tâm sám hối.

Tín chủ con xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó bàn thờ gì, thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm và thanh tịnh nhất kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho chúng con lau dọn được chỉn chu khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ,

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Lưu ý khi bao sái dọn dẹp bàn thờ

Không di chuyển bát hương và bài vị
Không di chuyển bát hương và bài vị

Dưới đây là các lưu ý quan trọng khi bao sái dọn dẹp bàn thờ, giúp gia chủ thực hiện nghi thức này một cách trang nghiêm và thành kính:

  • Chọn ngày giờ tốt để thực hiện bao sái, tránh ngày xấu không tốt.
  • Sử dụng dụng cụ bao sái sạch sẽ và mới.
  • Lau dọn từ trên xuống dưới, tránh bụi bẩn rơi xuống.
  • Không di chuyển bát hương và bài vị.
  • Không rút hết chân hương, chỉ giữ lại từ 3 đến 5 chân hương cũ.
  • Thắp hương xin phép tổ tiên trước khi bắt đầu.
  • Không mặc đồ ngắn khi bao sái dọn dẹp bàn thờ.

Những câu hỏi liên quan tới việc bao sái dọn dẹp bàn thờ

Dưới đây là những câu hỏi liên quan tới việc bao sái dọn dẹp bàn thờ gia chủ có thể tham khảo:

Khi nào nên bao sái dọn dẹp bàn thờ?

Việc bao sái dọn dẹp bàn thờ cần được thực hiện hàng ngày để đảm bảo rằng không gian thờ cúng luôn sạch sẽ và trang nghiêm. Hằng ngày, gia chủ có thể lau dọn nhẹ nhàng và thay nước hoa thường xuyên để bàn thờ luôn được sạch sẽ, thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên. Tuy nhiên vào những ngày cuối năm, gia chủ cần bao sái dọn dẹp bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp một cách kĩ càng vào dịp Tết để cầu mong sự bình an, may mắn và tài lộc cho năm mới.

Có cần xem ngày để bao sái bàn thờ? 

Việc xem ngày để bao sái bàn thờ là không cần thiết. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để bao sái dọn dẹp bàn thờ thông thường là ngày 23 tháng Chạp.

Xê dịch bát hương khi dọn dẹp bàn thờ có sao không?

Trong quá trình bao sái dọn dẹp bàn thờ, việc xê dịch bát hương được cho là điều cấm kỵ vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vận khí và tài lộc của gia đình. Nếu vô tình làm xê dịch bát hương, gia chủ nên thành tâm xin phép và thực hiện các nghi thức tạ lễ để giảm thiểu tác động tiêu cực.

Nên dùng nước gì để bao sái bàn thờ?

Khi tiến hành bao sái bàn thờ, việc lựa chọn loại nước để lau dọn là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại nước khi bao sái bàn thờ nên dùng:

  • Nước rượu gừng : kết hợp giữa rượu và gừng mang lại mùi hương thơm dễ chịu.
  • Nước ngũ vị hương : loại nước này làm từ các hương liệu như quế, hồi, đinh hương, gỗ vàng và bạch đàn. Nước ngũ vị hương không chủ giúp tẩy uế mà còn mang mùi hương thơm dễ chịu.
  • Nước vỏ bưởi : vỏ bưởi có hương thơm dịu nhẹ, khi đun sôi nước để tạo thành nước lau bàn thờ sẽ giúp không gian thêm phần thanh tịnh và dễ chịu.

Bao sái dọn dẹp bàn thờ không chỉ là công việc vệ sinh mà còn là một nghi lễ tâm linh để thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với tổ tiên. Gia chủ nên sử dụng nước chuyên dụng lau bàn thờ để đón nhận được nhiều may mắn và tài lộc trong năm mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *